Mức độ quan hệ thế nào được coi là 'người thân thích' của quan chức?
Mức độ quan hệ thế nào được coi là 'người thân thích' của quan chức?
Theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khái niệm người thân thích được định nghĩa như sau: “Là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời”.
Khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cách hiểu thành viên trong gia đình bao gồm: vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ; anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột”.
Khoản 2,3 và 4 Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng hiện hành quy định:
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp”.
Ngoài ra, theo Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng đối với "cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) và các chức danh tương đương”.
Như vậy, chỉ những người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời mới được pháp luật quy định là “người thân thích”. Những người có quan hệ gia đình rất gần gũi nhưng không thuộc các trường hợp nêu trên (như anh, chị, em vợ hoặc anh, chị, em chồng; thông gia…) không được pháp luật coi là người thân thích.
Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội
Nhận xét
Đăng nhận xét